Bán Những loài cua lạ?
Cua là một động vật đã quá quen thuộc với chúng ta, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị mà ít người biết tới.
Các loài cua lạ nhất – Cua dừa
Cua dừa có tên khoa học là Birgus latro. Đây được xem là loài động vật chân khớp lớn nhất hiện đang sinh sống trên thế giới.
Đây là một trong những loài cua “quái đản” nhất hành tinh bởi chúng… Không biết bơi. Nếu chìm trong nước quá lâu thì chúng hoàn toàn có thể bị chết đuối! Chúng hô hấp bằng một bộ phận đặc biệt nằm giữa yếm và phổi để thích nghi với cuộc sống trên cạn. Phần vỏ và mai cua dừa có màu sắc khá đa dạng, chủ yếu là màu nâu đỏ và xanh đen.
Một con cua dừa trưởng thành có thể nặng tới 4.1kg và sải chân dài gần 1m. Loài cua này phân bố chủ yếu trên các hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương. Nhiều khu vực của Thái Bình Dương (như quần đảo Gambier ở phía đông).
Nhờ vào khứu giác phát triển, chúng sử dụng nó để tìm kiếm các nguồn thức ăn xung quanh. Thức ăn chủ yếu của cua dừa là các loại trái cây, hạt và phần lõi non của một số loài cây.
Cua dừa leo trèo khá tài tình. Nhờ vào các khớp chân khỏe và cặp càng rắn chắc giúp cho chúng có thể leo lên tận ngọn dừa,. Chúng bổ toạc lớp vỏ để ăn phần cơm dừa bên trong.
Các loài cua lạ nhất – Cua vua gai
Cua vua gai sống dưới biển ở độ sâu 730m. Loài cua biển này có hình dáng khá kỳ lạ. Toàn thân chúng được bao phủ bởi một lớp gai giúp ngụy trang và bảo vệ mình trước kẻ thù – Chả sinh vật nào lại dám ngoặm một cục tròn đầy gai nhọn tua tủa
Thức ăn của cua vua gai chủ yếu là sao biển, chất thải từ trên rơi xuống và các loài cua biển nhỏ khác.
Các loài cua lạ nhất – Cua Samurai ( cua Heikegani)
Người Nhật còn gọi chúng là cua Heikegani. Đây là loài cua gắn với truyền thuyết kỳ bí của người Nhật. Chúng gây ấn tượng nhờ chiếc mai giống hệt gương mặt kiếm sĩ đang tức giận.
Người Nhật coi chúng là loài hiện thân của các chiến binh gia tộc Heike. Một tộc samurai đã bị đánh bại trong cuộc chiến giành ngai vàng năm 1185.
Theo truyền thuyết, khi các chiến binh Samurai chết, toàn bộ những gì thuộc về họ sẽ hòa tan vào biển. Cơ thể chìm mãi xuống lòng cát lạnh, còn linh hồn hợp vào loài cua Heikegani. Để rồi từ đó khuôn mặt giận dữ của họ vẫn mãi được khắc vào mai cua.
Ngư dân Nhật Bản khi đánh bắt cá trên biển, nếu bắt được cua Heikegani sẽ lập tức thả chúng xuống biển. Để tỏ lòng kính trọng với những chiến binh Samurai đã tử trận.
Hiện nay loài cua đặc biệt này được trưng bày rất nhiều trong bảo tàng. Nó khiến nhiều người trầm trồ vì chiếc mai đầy vẻ tâm linh huyền bí.
Các loài cua lạ nhất – Cua Halloween
Loại cua này có màu sắc cơ thể cực kỳ đặc biệt sặc sỡ! Body của chúng như một tác phẩm phối màu nghệ thuật vậy: mai thì đen tuyền, càng thì màu tím và chân màu cam đỏ.
Hoàn toàn không phải loài cua này đam mê tiệc tùng hóa trang mà có tên là Halloween!
Các loài cua lạ nhất – Cua đười ươi (Cua Achaeus japonicus, Cua cam)
Loài cua này còn có tên gọi khác là cua cam. Bạn có thể tìm kiếm hình ảnh chúng trên mạng bằng từ khóa Achaeus japonicus.
Cái tên kỳ cục của chúng xuất phát từ 2 chiếc càng dài như tay đười ươi. Phần thân rất nhỏ chỉ khoảng 2-3cm. Còn phần thân rất nhỏ chỉ khoảng 2-3cm. Vỏ ngoài của cua đười ươi được phủ một lớp lông màu cam, nhìn khá là ngứa ngáy!
Chúng sử dụng 2 chân dài đong đưa trong nước để thu thập sinh vật phù du làm thức ăn. Trông chúng quơ quơ tay trong nước cũng khá giống đười ươi đang vỗ ngực vậy. Thật là cute !
Các loài cua lạ nhất – Cua ma cà rồng
Bạn nghĩ là loài cua này hút máu? Ồ không, tại nó có màu sắc hơi bí ẩn kinh dị chút thôi !
Chúng sở hữu đôi mắt vàng khè to đùng và cặp càng màu tím sắc lẹm, “bo-đì” cũng tím thủy chung nhưng xét tổng thể thì trông vẫn như “giang hồ” dưới biển vậy!
Do đặc tính dễ nuôi, dễ gần, hòa đồng, ít khi “quánh lộn”. Lại có tuổi thọ trung bình lên tới 3 năm nên cua ma cà rồng rất được giới chơi sinh vật cảnh ưa chuộng.
Vài năm gần đây chúng cũng du nhập vào Việt Nam trở thành loài pet độc đáo có giá không hề rẻ.
Chúng tôi sẽ giới thiệu:
Bán Những loài cua lạ? Các loại cua ở Việt Nam, Tất cả các loại cua biển có bán tại Cửa hàng hải sản HCM?
Cua nào ngon nhất, Cua nâu Nauy,